Xuyên Không: Thư Sinh Hàn Môn Và Kiều Thê

Chương 680: Sự nghiệp giáo dục




Tô Yên Nhiên được như mong muốn gả cho Giang Siêu.

Mỗi lần Giang Siêu tới khu dạy học, thấy ánh mắt tràn đầy tình ý của nàng, Giang Siêu đều có chút ăn không tiêu.

Bởi vì có lời hứa của Giang Siêu cho nên Tô Văn làm việc nhiệt tình hơn rất nhiều.

Sự nghiệp giáo dục trong toàn bộ phủ Ninh Châu bät đầu triển khai toàn diện, lan dần ra các thôn các trấn.

Giang Siêu muốn nhiều nhân tài hơn nữa, chỉ dựa vào Tô Văn thu hút văn nhân là còn chưa đủ.

Mục đích của thi hành giáo dục là bồi dưỡng nhân tài. Tô Văn có vai trò rất quan trọng trong chuyện này.

Mà Tô Yên Nhiên cũng có thể giúp đỡ được.

Đối với Giang Siêu mà nói, cưới Tô Yên Nhiên là một vụ mua bán có lời.

Trong khoảng thời gian chuẩn bị hôn sự, quân Con Cháu đi đánh Doanh Châu cũng trở về.

Trải qua cuộc chiến lần này, quân Con Cháu như trải qua lễ rửa tội, chiến lực mạnh hơn, tác phong nghiêm chỉnh hơn.

Có điều, vì cần phát triển các phương diện khác, nên Giang Siêu không định tăng mạnh quân bị.

Rốt cuộc thì hẳn chưa định khuếch trương ra bên ngoài.

Bảo vệ cho tốt phủ Ninh Châu rồi lại nói sau.

Ngoài mười vạn quân Con Cháu bên phủ Ninh Châu, hắn còn mười ba vạn quân Bạch Liên ở đất Thục.

Tất cả đều là đội quân dự bị của Giang Siêu.

Lúc đưa tiễn Giang Siêu, Lạc Ngưng Sương tỏ vẻ tương lai sẽ giao quân Bạch Liên cho Giang Siêu.

Nàng không hề có dã tâm, nếu không phải vì làm quân Bạch Liên có thể sống sót, thì nàng đã giải tán quân Bạch Liên lâu rồi.

Thật ra thì Giang Siêu cũng nghĩ đến điểm này.

Vậy nên hắn để lại một số đội viên đội đặc chiến ở đất Thục.

Ngoài ra, hẳn còn phái khá nhiều nhân tài liên quan đi giúp đất Thục phát triển.

Về việc huấn luyện, quân Bạch Liên được huấn luyện theo tiêu chuẩn của quân Con Cháu.

Ngoài ra, A Thi Mã của Bạch tộc cũng từng tỏ vẻ với nàng là muốn hợp tác với Giang Siêu.

Giang Siêu cũng cho một loạt kiến nghị về quân đội của Bạch tộc và dân tộc thiểu số.

Về hình thức huấn luyện, cũng dùng phương pháp huấn luyện của quân Con Cháu.

Đất Thục ngoài Giang Thành ra thì còn có rất nhiều dân tộc thiểu số quan hệ rắc rối phức tạp sinh sống ở đấy.

Giang Siêu đưa ra một số kiến nghị với A Thi Mã, làm A Thi Mã đoàn kết dân tộc thiểu số lại, tốt nhất là tạo thành một liên minh.

Rốt cuộc, đất Thục sản vật phong phú, nếu có thể phát triển lên thì chäc chăn sẽ trở thành thế lực mạnh nhất một phương, có khi tương lai sẽ giúp đỡ được hắn.

Về Doanh Châu, bên này đã phái nhân tài các phương diện đi qua, tư tưởng thống trị dựa hết theo tư tưởng của Giang Siêu.

Giang Siêu không tiếp tục dùng chế độ phong kiến, mà dựa theo cơ cấu chính quyền hiện đại, để người dân tự mình thành lập chính quyền địa phương, thu hồi đất đai chia lại cho nông dân.

Về thuế má, Giang Siêu thu thuế rất thấp với nông dân, phần lớn tiền thuế được thu từ hoạt động buôn bán.

Một quốc gia muốn giàu có, không thể chỉ dựa vào thu thuế từ nông dân, mà phải tập trung vào thương mại.

Nhất là đối với vùng ven biển như Doanh Châu. Nếu thương mại hàng hải có thể phát triển thì chäc chắn sẽ mang đến cho hắn tài phú kếch xù.

Lúc bàn bạc hôn sự, đám người Mộ Dung, ông ngoại Tống Ninh Tuyết và đám người Tô Văn còn bàn bạc với Giang Siêu về việc thành lập vương quyền.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.