Tướng Minh

Chương 9: Đã làm rồi




Trong lòng Lý Nhàn đang lo lắng cho sự an nguy của Tiểu Địch, hắn không ngừng quất ngựa tăng tốc. Hắn và Tiểu Địch lớn lên cùng nhau, tình cảm rất tốt. Lý Nhàn vẫn luôn coi tiểu nha đầu đáng yêu đó là em gái ruột của mình.

Trong lòng hắn nóng như lửa đốt, Đạt Khê Trường Nho cố gắng đuổi theo hắn:
- Yên tâm, bên thôn kia không sao, tốt xấu gì thủ hạ còn có hơn 100 người đàn ông. Những quận binh yếu ớt vô lực đó sao có thể là đối thủ của huynh đệ thuộc hạ ta được?

Trong lòng Lý Nhàn rối bời, đâu có thời gian mà nghĩ đến hơn 100 thủ hạ của Đạt Khê Trường Nho kia. Không ngờ, sau một trận chiến tại Hoằng Hóa hai ngàn kỵ binh Đại Tùy chỉ còn lại 106 tráng sĩ. Có 106 người đó, đừng nói là mấy trăm quận binh Ngư Dương thiện chiến của phủ binh Đại Tùy tinh nhuệ, cho dù là bị mấy nghìn người bao vây cũng có thể bảo vệ được cho sự an toàn của Hồng Phất và Tiểu Địch.

Lúc mọi người lao ngựa như bay, bỗng có một đội quân xuất hiện phía đối diện. Trương Trọng Kiên tức giận xông lên, tháo mạch đao đeo bên cạnh con tuấn mã xuống, giơ mũi đao lên như muốn giết người. Lại thấy đội quân đó đến trước mặt, một người mặc trang phục đỏ tung bay, dáng người yểu điệu chính là nghĩa muội (em gái nuôi) Trương Uyển Thừa.

Hồng Phất không tên không tuổi, sau khi kết bái làm huynh muội với Trương Trọng Kiên đã mang họ của Trương Trọng Kiên. Trương Trọng Kiên đặt tên nàng là Uyển Thừa. Nhưng trên giang hồ lấy cây phất trần màu đỏ trong tay của nàng làm danh, gọi nàng là Hồng Phất Nữ.

- Đại ca!

Từ xa Trương Uyển Thừa đã nhận ra người đối diện chính là Trương Trọng Kiên. Nàng vốn đang cau mày thì liền thả lỏng, trong lòng không còn lo lắng mà phấn chấn hẳn lên. Lo lắng cho sự an nguy của nghĩa huynh, sắc mặt trắng bệch của nàng khiến mọi người sợ hãi.

- Uyển Thừa! Muội không sao là tốt rồi.

Trương Trọng Kiên ghìm chặt con tuấn mã, cười ha ha nói tiếp:
- Tiểu Địch thế nào rồi?

Trương Uyển Thừa lau mồ hôi trên trán cười nói:
- Muội sợ gặp nguy hiểm nên để Tiểu Địch ở lại thôn rồi, có người của Luật Thần che chở, yên tâm đi!

Lúc này Trương Trọng Kiên mới yên tâm, ngẩng đầu nhìn những kỵ binh dưới trường của Đạt Khê Trường Nho này. Ai cũng là người dũng mãnh, tàn nhẫn, mặt người nào cũng có 7-8 vết sẹo. Đội kỵ binh này tuy chỉ có 6-7 người nhưng nhìn khí thế như thiên quân vạn mã. Những binh lính này đều là thân tín của Đạt Khê Trường Nho. Lúc trước Đạt Khê Trường Nho sau khi bị thương đã rời khỏi Hoằng Hóa, những kỵ binh này đều là lựa chọn đi theo y. Đạt Khê Trường Nho dẫn theo đội quân bách chiến này, đã lưu lạc mấy năm nay trên thảo nguyên.

Nhìn thấy đội kỵ binh này, Lý Nhàn bèn kính nể. Vết thương trên mặt những kỵ binh này đều là dấu ấn lưu lại của đại chiến. Đó là dấu ấn của sự quang vinh vô thượng, nó không xấu mà ngược lại nó là dấu ấn của sự oai hùng. Những kỵ binh này đều là chiến sĩ chân chính. Người như vậy đáng để Lý Nhàn tôn kính từ sâu trong nội tâm.

Đạt Khê Trường Nho giục ngựa đi lên, ánh mắt đảo qua đám kỵ binh dưới trướng. Lúc này, trên người ông toát lên khí phách và uy nghiêm của một vị chiến tướng tuyệt thế.

- Tình tình cuộc chiến thế nào rồi?

Đạt Khê Trường Nho hỏi.

Đám kỵ binh giơ tay lên ngang ngực, chào theo nghi thức quân đội.

Lữ Suất dẫn đầu ngẩng đầu lên nói:
- Báo tướng quân! Giết được 180 người, bắt 47 người. Huyết kỵ bị thương 3 người, không ai là không chiến.

Huyết kỵ!

Đây là cách đặt tên của Đạt Khê Trường Nho cho đội kỵ binh không có nhiều dưới trướng của mình. Huyết kỵ, là kỵ binh phi phàm sống sót từ trong biển máu. Nghe thấy hai chữ này, có thể cảm nhận được mùi máu tanh trên người những người này. Cũng chỉ có bọn họ mới xứng với cái tên này. Lý Nhàn bị hai chữ này khơi lên niềm cảm xúc khó tả. Trong lòng hắn kích động, có lẽ với người khác chỉ phản ứng nhẹ với hai chữ này nhưng Lý Nhàn thì lai không thể nào bình tĩnh được. Kiếp trước hắn chính là vì những cuộc chiến Đại Tùy mà sinh ra lòng ngưỡng mộ và kính trọng kỵ binh Đại Tùy, bây giờ nhìn thấy họ, Lý Nhàn sao có thể không bị kích động. Loại kích động này không hề giống với lúc trước khi biết rõ Đại Hồ Tử nhận nuôi mình chính là Cầu Nhiêm Khách đại danh đỉnh đỉnh. Biết Cầu Nhiêm Khách chính là nghĩa phụ của mình, Lý Nhàn không thể không kích động. Nhưng nhìn thấy những kỵ binh này, Lý Nhàn không thể không tôn kính.

Đạt Khê Trường Nho gật gật đầu:
- Chia hai đội ra sau điện, quay về núi Bát Tiên.

Huyết kỵ lập tức chia làm hai đội kỵ binh, tận đến khi mọi người đi mấy trăm bước mới đuổi theo.

Lệnh ra như sơn, đây mới là kỷ luật thép của quân đội.

Sau khi mọi người đến thôn Tiểu Đao, Đạt Khê Trường Nho khoát tay áo, đội Huyết kỵ lập tức chia ra bốn thám báo, những người còn lại canh gác ở cổng thôn.

Mọi người xuống ngựa, đi bộ vào thôn.

- A gia!
Một tiếng gọi vui tai truyền đến, lập tức một cô bé da trắng như phấn mặc quần áo vải từ trong sân lao ra, vừa chạy vừa cười đáng yêu khiến cho người ta không kìm nổi mà muốn hôn một cái lên mặt bé. Trương Trọng Kiên giơ một tay ôm cô bé kia xoay xoay mấy vòng, cọ bộ râu rậm của mình lên khuôn mặt nhỏ nhắn của nó:
- Tiểu Địch, nhớ a gia không?

Đôi mắt sáng của Tiểu Định xinh đẹp, nó nghiêm túc gật đầu:
- Nhớ a gia, rất nhớ, rất nhớ. Còn nhớ cả Nhàn ca ca, rất nhớ, rất nhớ.

Trương Trọng Kiên cười ha ha, bỏ Tiểu Địch ra nói:
- Nhàn ca ca của con cũng đến thăm con đấy.

Ánh mắt của Tiểu Địch lập tức mở to, nó ngẩng đầu lên nhìn bóng dáng Lý Nhà. Nó nhìn thấy có bóng một thiếu niên nhảy từ trên lưng ngựa ô xuống. Dưới ánh sáng mặt trời, người thiếu niên kia mỉm cười với mình. Tiểu Địch vui sướng hô lên một tiếng Nhàn ca ca, chạy đến đón Lý Nhàn.

Lý Nhàn cười nhìn Tiểu Địch chạy đến chỗ mình mới gọi:
- Tiểu Địch muội muội!

Tiểu Địch mới hơn 5 tuổi, nó ngẩng lên nhìn chăm chú hỏi:
- Nhàn ca ca, sao giờ mới đến thăm muội? Muội xin cô cô nhiều lần bảo cô cô dẫn huynh về thăm a gia, thăm Nhàn ca ca, cô cô không đồng ý, muội ngày nào cũng lén khóc.

Nói xong ánh mắt của Tiểu Địch bắt đầu chớp chớp.

Trương Uyển Thừa kéo lấy tay Tiểu Địch, lấy khăn lau nước mắt cho nó:
- Nhìn kìa, a gia và Nhàn ca ca thấy con như vậy lại bảo cô cô bình thường bắt nạt con đấy.

Tiểu Địch nức nở nói:
- Cô cô rất tốt với Tiểu Địch, giống như a gia và Nhàn ca ca tốt với Tiểu Địch.

- Vậy thì đừng khóc nữa, góc mặt sẽ không xinh, không xinh thì sao làm tân nương tử mới được?

Trương Uyển Thừa cười nói.

Tiểu Địch suy nghĩ một chút rồi nghiêm túc nói:
- Tiểu Địch không khóc, Tiểu Địch còn muốn làm tân nương tử của Nhà ca ca.

Lý Nhàn cười xấu hổ, chân tay có phần luống cuống.

Trương Uyển Thừa trừng mắt nhìn hắn nói:
- Sao, ngươi còn không vui ư? Có tin bây giờ ta đưa ngươi đến thành Địa Hưng làm thái giám không?

Lý Nhàn thở dài trong lòng: thời đại này thật ra không có gì không tốt, cho dù không có máy tính, không có phim ảnh, không có đồ ăn nhanh, không có apple, không có BMWs, không có nhà cao tầng, chỉ mỗi cái là phải chấp nhận hôn nhân bị sắp đặt. Nhưng Tiểu Địch xinh đẹp như vậy cho dù sau này lớn lên có xấu đi thì hẳn cũng không kém với Lưu Diệc Phi?

Chỉ có điều tâm lý của Tiểu Nhàn đã qua 28 tuổi, cảm thấy không được tự nhiên lắm.

Nhưng hắn vẫn không biểu hiện gì, trước mặt Hồng Phất hắn chỉ gật đầu như gà con mổ thóc, giống như đang ngậm thuốc vậy.

Lão Lý Chính Trần Tiểu Đao được người ta đỡ đi ra viện tử cười nói:
- Mau vào phòng nói chuyện, sao đứng ở ngoài hết thế?

Lần đầu tiên Lý Nhàn nhìn thấy hảo hán có thể uống một hơi hết 2kg rượu gạo mà không ợ trong truyền thuyết. Hắn thực sự không ngờ Trần Tiểu Đao lại nhỏ như vậy. Được người đỡ vẫn còn run rẩy, có khi đập một cân gạo là có thể khiến ông ta ngã chỏng vó ấy chứ? Hai cân rượu ư? Bụng của vị hảo hán đó chứa được sao? Còn nữa… nụ cười như bông hoa cúc nở kia… thật mạnh như vậy sao?

Trần lão hán để các thôn dân dẫn người của Thiết Phù Đồ đi băng bó vết thương, rồi dẫn đám Trương Trọng Kiên vào sân.

Trương Uyển Thừa đảm nhiệm công tác pha trà. Lần đầu tiên Lý Nhàn phát hiện nàng dịu dàng, thục nữ như vậy. Đoan trang mà xinh đẹp truyệt trần, động tác mềm mại chậm rãi, khiến người ta chưa cần uống trà chỉ nhìn mỹ nhân pha trà đã là hưởng thụ hiếm thấy. Bàn tay thon ngọc, pha trà, luộc rượu càng khiến thú tính của đàn ông bộc phát. Ách, chuyện tâm thần yên lặng thì sao?

- Luật Thần, sao ngươi lại đến?

Trương Trọng Kiên tò mò hỏi.

Đạt Khê Trường Nho nhìn động tác pha trà của Trương Uyển Thừa mà mê mẩn, một lúc sau mới bừng tỉnh nói:
- Chuyện chính là vì người Hề, ngươi cũng biết, trước đó mấy ngày ta rơi vào bộ lạc người Hề.

Trương Trọng Kiên hỏi:
- Vậy chắc ngươi cũng biết, vì sao người Hề lại đột nhiên thay đổi tính tình, thường xuyên lén đến Trường Thành để Đả Thảo Cốc chứ? Từ trước đến nay, người Hề là dân tộc thảo nguyên ôn hòa nhất. Người Hán buôn bán mang theo hàng hóa lớn đi cùng bộ lạc của họ, bọn họ cũng sẽ không bao giờ nổi ý đồ giết người, cướp của. Ngươi thật khéo rơi vào lộ lạc người Hề, chắc là biết chuyện bên đó của bọn họ chứ?

Lý Nhàn cũng ngồi thẳng người, nghiêng tai lắng nghe.

Đạt Khê Trường Nho thở dài:
- Người Hề bên đó không xảy ra chuyện gì… Bọn họ căn bản là chưa từng phái người xuôi nam. Đại Ai Cân A Hội Tích Lâm người Hề cũng rất sợ hãi, không biết kẻ nào giả làm người Hề làm điều ác. Y e ngại Đại Tùy phát binh trả thù bộ lạc. Trước khi ta xuôi nam đã cố ý nhờ người điều tra rõ là kẻ nào đã hãm hại bộ lạc của họ. Tuy người Hề đổi thiện thành ác nhưng gan rất nhỏ không dám tùy tiện làm kẻ địch của Đại Tùy. Năm bộ tộc của người Hề gộp lại cũng chỉ có 3 vạn kỵ binh, đâu có gan dám đối nghịch với Đại Tùy.

Đạt Khê Trường Nho thở dài nói:
- Chuyện này, chỉ e có ẩn tình khác.

Lý Nhàn ngạc nhiên nói:
- Người Hề đổi thiện giả dối hay là A Hội kia đang gạt ngươi?

Đạt Khê Trường Nho nói:
- Năm bộ lạc người Hề Ai Cân Đô tại bộ tộc Mạc Hạ Phất cũng đang thương thảo đối sách, bọn họ e ngại Đại Tùy xuất binh thảo phạt, nên đã thương lượng có nên tiến lên bắc vượt qua Hoành Thủy cướp đồng cỏ của người Tập không.

Trương Trọng Kiên cau mày nói:
- Xem ra… phải vào huyện thành Ngư Dương một chuyến rồi.

Lý Nhàn chợt nhớ đến một chuyện, tính toán, chính là năm Đại Nghiệp thứ sáu. Lẽ nào chuyện này lại liên quan đến Tùy Dương đế chinh phạt Cao Cú Lệ? Tùy Dương Đế Dương Quảng lần đầu tiên chinh phạt Cao Cú Lệ đúng là bắt đầu chuẩn bị từ Đại Nghiệp năm thứ sáu. Nhưng kéo dài đến Đại Nghiệp năm thứ tám mới xuất chinh. Lẽ nào chuyện quận Ngư Dương lần này, là Đại Tùy vì để rửa sạch người Hề mà cố tình bố trí âm mưu? Nhưng không nhớ trong sử sách, Tùy Dương Đế vào Đại Nghiệp năm thứ sáu có dụng binh với người Hề không? Hay là mình quên mất rồi? Một cuộc chiến tranh nhỏ như vậy, căn bản là sử sạch không ghi?

Lý Nhàn cũng hơi ngạc nhiên.

Nhưng dù nói thế nào, Quận thủ Ngư Dương Bùi Viêm cũng đã giải quyết rồi!


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.