Thiết Huyết Đại Minh

Chương 440: Ba năm sau (1)




Thời gian trôi qua thật nhanh mới đó mà đã đến tháng 10 năm Long Vũ thứ sáu (năm 1649).

Lúc này cách thời gian tiêu diệt Lưu Tặc đã qua ba năm rồi, trong ba năm này đế quốc Đại Minh xảy ra rất nhiều biến cố, những thay đổi này chỉ dùng một từ có thể hình dung, đó là thay đổi từng ngày. Bất kể là chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, đế quốc Đại Minh lúc này khác hoàn toàn với đế quốc Đại Minh trước đây.

Trong chính trị, lúc này đế quốc Đại Minh đã chính thức xác lập chế độ đại nghị Nội Các, cái gọi là chế độ đại nghị Nội Các kỳ thật chính là chế độ quân chủ lập hiến, từ đó về sau Hoàng đế chỉ là người đứng đầu cao nhất trên danh nghĩa mà thôi, chân chính chấp chính là Thủ Phụ Nội Các, từ đó bắt đầu phát triển các bản hiến pháp theo đúng nghĩa.

Hiến pháp lấy pháp luật làm hình thức quy định tính pháp lý mang tính hợp pháp thiêng liêng của quốc hội, hiện nay ngay cả những người buôn bán nhỏ cũng biết được Hoàng đế của đất nước chỉ là tượng trưng, lúc này Hoàng đế không còn là chúa tể, hiện tại người chủ trì là Thủ phụ Nội Các, Thủ phụ Nội Các phải được thông qua tổng tuyển cử mà chọn ra.

Thời đại quân quyền Thiên Thụ, cửu ngũ chí tôn, quân lâm thiên hạ đã không còn nữa.

Đương nhiên lực lượng của giai cấp tư sản trong quốc nội vẫn còn hạn chế, lúc này chế độ Đại nghị Nội Các vẫn chưa được hoàn thiện, nhất là Quốc hội. Lúc này Quốc hội chẳng những có quy mô nhỏ hơn nữa chưa thực sự có thực quyền, trên thực tế quyền lực đều nằm trong tay Vương Phác mà thôi. Theo cách nói nào đó lúc này chế độ Đại nghị Nội Các kỳ thật chính được xây dựng trên cơ sở chính quyền độc tài quân sự.

Nhưng Vương Phác tin tưởng, một khi giai cấp tư sản hùng mạnh thì Quốc hội sẽ phát huy được sức mạnh to lớn của nó, cuối cùng trở thành lực lượng thống trị đế quốc Đại Minh. Điều lúc này Vương Phác cần làm chính là tận hết sức lực bồi dưỡng các nhà tư bản của dân tộc, giúp họ phát triển mạnh hơn, cuối cùng tiếp nhận quyền lực từ tay hắn...

Vương Phác không có khả năng trường sinh bất tử, hắn cũng không có khả năng giữ mãi quyền lực đế quốc trong tay, một ngày nào đó hắn phải giao lại quyền thống trị quốc gia. Điều không nghi ngờ nếu để Hoàng đế thu hồi quyền lực thì kết cục của Vương gia sẽ vô cùng bi thảm, bất kể Vương Phác còn sống hay hắn đã chết, nếu cầm quyền một lần nữa Hoàng đế nhất định sẽ tính toán thu về hết "cả lời lẫn lãi" đấy.

Cho nên bất kể vì cá nhân hay vì nhà họ Vương hay vì dân tộc Đại Hán, Vương Phác cũng phải trợ giúp giai cấp tư sản nhanh chóng mạnh lên để áp đảo địa chủ phong kiến, trở thành lực lượng thống trị chính thống của đế quốc. Chỉ có như vậy sau khi Vương Phác không còn thì lịch sử vẫn phát triển như thế, nhà họ Vương mới không bị tẩy trừ.

Kinh tế ngày càng phát triển, chính phủ dốc toàn lực bồi dưỡng cùng lượng lớn dân chúng Giang Nam ủng hộ tiền bạc, công thương nghiệp Giang Nam có cơ hội phát triển rất tốt, công nghiệp tơ lụa, dệt may, công nghiệp quân sự, đóng tàu, gốm sứ, công nghiệp muối, công nghiệp giấy, công nghiệp in ấn, công nghiệp thuốc lá, giao thông vận tải và các ngành công nghiệp khác chưa từng có. Sự tăng trưởng nhanh chóng giá trị của nó trong hai năm khiến tốc độ phát triển tăng lên gấp đôi.

Ngoại thương cũng nhanh chóng phát triển, đế quốc Đại Minh lần lượt mở ra ở Quảng Châu, Tuyền Châu, Phúc Châu, Ôn Châu, Ninh Ba, Hàng Châu, Tùng Giang, Nam Kinh và thông thương bến cảng. Đế quốc Đại Minh đã mở cửa thu hút người Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha và chào đón nhiều doanh nhân các nước khác. Chỉ trong thời gian ba năm tổng kim ngạch mậu dịch với phương Tây tăng từ hơn hai mươi vạn hai triệu đến hơn năm mươi vạn hai triệu. Bạc trắng của các nước phương Tây mỗi năm từ Châu Mỹ, Châu Phi hầu như mỗi năm đều chảy vào Đại Minh.

Về quân sự, Tổng binh lực Trung Ương Quân của Đại Minh tăng lên hai mươi vạn người, thay đổi toàn bộ trang phục và súng mới, loại súng mới này toàn là súng trường kiểu mới, có thể lắp bốn nòng súng, mỗi lần bắn chỉ cần kéo chốt là bắn được, tốc độ so với nòng súng trước nhanh hơn gấp nhiều lần.

Điều kinh khủng hơn chính là nòng súng của kiểu súng trường này được gia công rãnh nên tầm sát thương của nó xa hơn ngoài bốn trăm mét.

Mà lúc này ở Châu Âu cuộc chiến ba mươi năm mới vừa chấm dứt, tuy rằng Châu Âu là cường quốc nhận thức được uy lực của khẩu súng, trong quân đội số lượng binh lính sử dụng súng tăng cao nhưng lại được trang bị loại súng ống toại phát thương nguyên thủy nhất, hơn nữa vẫn sử dụng đạn xác giấy, loại súng này có thể nói lạc hậu hơn đế quốc Đại Minh một thế kỷ rồi.

Ngoại trừ hai mươi vạn bộ binh, Trung Ương Quân còn có hai mươi pháo doanh, trang bị hai ngàn khẩu Đại tướng quân pháo.

Lực sát thương và tầm bắn của Đại tướng quân vượt xa Châu Âu và Hồng Di đại pháo thời đó, loại Đại tướng quân pháo này có thể được xưng gia lưu pháo thời kỳ đầu, có thể cho cả lựu đạn vào, cũng có thể cho đạn sắt đặc ruột, khi nhét lựu đạn vào thì lại là lưu đạn pháo, khi nhét đạn sắt ruột đặc vào thì là gia nông pháo, tầm bắn xa của nó đến mười km.

Cùng hỏa pháo tiên tiến nhất Châu Âu cùng thời kỳ này tầm bắn của nó chưa đến năm km, độ chính xác thì không thể nào so sánh với Đại tướng quân pháo được.

Nếu để cho Trung Ương Quân Đại Minh và lục quân quân Pháp hùng mạnh nhất Châu Âu lúc ấy tiến hành cuộc ngộ chiến, so sánh về hỏa lực, Trung Ương Quân chỉ cần hai bộ binh doanh thêm một pháo doanh cũng đủ đánh bại mười vạn quân Pháp. Nếu Đại Minh và Châu Âu gần nhau, hậu cần tiếp tế thông suốt, Trung Ương Quân chỉ cần bốn bộ binh doanh và hai pháo doanh cũng đủ bình định cả Châu Âu.

Nói về văn hóa, từ sau khi Đại học Dương Minh mở ra, Vương Phác lại tạo dựng đại học đế quốc. Bởi vì Vương Phác đã tiến cử một lượng lớn giáo sĩ ở các nước phương Tây đến truyền dạy những nền văn hóa phục hưng phương Tây cho dân chúng Đại Minh, tư tưởng văn hóa tiến bộ, giới tư tưởng Đại Minh đang đứng trước thời kỳ giao phong kịch liệt giữa hai văn hóa, nhưng tổng thể mà nói, nền văn hóa Nho gia cũ nói chung vẫn còn có lực ảnh hưởng rất lớn, lấy hai trường đại học làm nền tảng của văn hóa cận đại để tác động văn hóa Nho giáo cũ thì vẫn còn hạn chế.

Tuy nhiên muốn phát triển được nền văn hóa cận đại có được ưu thế tuyệt vời này cần phải được sự ủng hộ to lớn của chính phủ.

Nội các được Vương Phác hậu thuẫn vô điều kiện đã nghiêng về ủng hộ việc tiếp cận và phát triển nền văn hóa cận đại, văn hóa Nho gia cũ vô tình bị cải tạo, điều này thể hiện trên sự lựa chọn tiền đồ tương lai của các nho sinh, đối với những nho sinh lựa chọn theo con đường chính trị thì nhất định phải vào học đại học tiếp nhận cải tạo tư tưởng nếu không cho dù bọn họ có thuộc lòng Tứ thư ngũ kinh, tinh thông Chư tử bách gia, thông hiểu thiên văn địa lý cũng chỉ chết già nơi ở ẩn.

Mặt khác điều đáng nhắc đến chính là các tỉnh đã mở trường học các lớp học sơ cấp, cao cấp miễn phí. Trường học cao cấp sơ cấp này chẳng những gánh vác chức trách đưa những học sinh có tài vào Đại học Dương Minh và Đại học Đê quốc, còn gánh vác trọng trách giáo dục toàn dân, mục tiêu cuối cùng Vương Phác chính là thực hiện giáo dục toàn dân miễn phí.

Là một người xuyên không từ tương lai đến, Vương Phác biết rõ nền giáo dục quan trọng như thế nào với dân tộc.

Ngẫm lại thế hệ con cháu Nhật Bản đời sau đã biết giáo dục quan trọng đến thế nào, nguyên bản Nhật Bản chỉ là một tiểu vương quốc, dựa vào vài tỷ tiền lấy được từ trong tay Mãn Thanh đã muốn làm giáo dục toàn dân kết quả lại càng không thể cứu vãn. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chưa đến nửa thế kỷ đã nhanh chóng quật khởi trở thành một cường quốc đứng hạng nhất trên thế giới.

Nhật Bản sau này quật khởi được có lẽ có nhiều nhân tố, nhưng việc đề cao trình độ giáo dục quốc dân là nhân tố quyết định.

Tuy rằng giáo dục nhìn qua là một “nghề” chỉ có đầu nhập mà không có đầu xuất nhưng đứng về độ cao một dân tộc, một quốc gia thì mặc kệ đầu nhập có lớn cỡ nào thì chính phủ cũng phải chịu đựng, việc này họ không thể nào trốn tránh trách nhiệm, dù khổ cũng không để thế hệ con cháu khổ, dù nghèo cũng thể để giáo dục nghèo.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.