Thiết Huyết Đại Minh

Chương 417: Bài giảng – Tuyên chiến với hoàng quyền (1)




- Như vậy cũng tốt.

Vương Phác gật đầu, nhìn qua có chút không phải cho lắm.

Tôn Truyền Đình nhíu mày hỏi:

- Tiểu tử, con đang nghĩ gì thế?

- Con đang nghĩ …

Vương Phác trầm ngâm nói:

- Ngày mai con muốn tới đại học Dương Minh một chuyến, giảng bài cho các học viên.

- Giảng bài?

Tôn Truyền Đình hoang mang nói.

- Con muốn giảng bài có lẽ nên tới đại học Quan Quân Lục quân, tới đại học Dương Minh làm gì?

- Không.

Vương Phác lắc đầu, nói.

- Tiết học này con phải được giảng.

Vương Phác quyết tâm phải thay đổi thể chế chính trị của đế quốc Đại Minh, khiếm khuyết độc tài hoàng đế quả thực là quá lớn rồi. Dù là tiếp tục hoàng mạch Chu gia, hay Vương Phác soán quyền, ai cũng không thể bảo đảm con cháu của hai nhà mãi mãi đều là vị vua anh minh, ngộ nhỡ gặp phải bạo quân thì sao?

Vương Phác quyết tâm muốn đưa Đại Minh bước vào quỹ đạo quân chủ lập hiến, mà muốn thực hiện mục tiêu chính trị này, học viên của đại học Dương Minh sẽ đóng vai trò rất quan trọng! Vương Phác muốn lấy học viên tốt nghiệp của đại học Dương Minh làm nền tảng xây dựng các tầng lớp thống trị mới. Tầng lớp thống trị này phải khác hẳn bản chất vốn có của tầng lớp sĩ phu trước đây.

Cho nên Vương Phác muốn giảng tiết học này, hắn phải đích thân đặt ra nền tảng tư tưởng chính trị của đại học Dương Minh, từ đó bảo đảm học viên của đại học Dương Minh được đào tạo ra không phải là đầu óc cổ hủ, chỉ biết phái bảo hoàng của tam cương ngũ thường. Vương Phác cần là một quần thể hoàn toàn mới tuyệt đối không mê tín quân quyền.

Ngày hôm sau, ở đại lễ đường đại học Dương Minh.

Vương Phác áo mũ chỉnh tề đứng trên bục diễn giảng, dưới bục là 500 học viên của đại học Dương Minh và 50 giáo viên đang ngồi nghiêm chỉnh. Năm trăm học viên này đều là tú tài trẻ tuổi được chọn từ các tỉnh Giang Nam. Ban đầu khi Tôn Truyền Đình chọn học viên chỉ có một tôn chỉ, đó chính là có nền tảng văn hóa nhất định, nhưng không chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo.

Về phần 50 giáo viên đó, lại đều là người tri thức phong phú.

Ánh mắt Vương Phác nhìn qua một lượt học sinh và giáo tập trong lễ đường, lớn tiếng nói:

- Có ai giải thích cho ta biết thế nào gọi là tam cương ngũ thường?

Có học viên liền đứng dậy đáp:

- Tam cương tức là quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương, ngũ thường tức nhân nghĩa lễ trí tín.

- Được.

Vương Phác gật đầu, lại nói tiếp:

- Vậy ngươi có thể nói cho ta biết tam cương này có nghĩa là gì?

Học viên đáp:

- Quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương, có nghĩa là nói đại thần phải tuyệt đối phục tùng quân vương, con trai phải tuyệt đối phục tùng cha, vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng. Tất nhiên, tam cương này còn có một ý nghĩa khác nữa, đó chính là làm quân vương, phụ vương và trượng phu cũng phải làm gương cho thần tử, con trai và thê tử.

Vương Phác nói:

- Nếu làm trượng phu không thể làm gương được, nếu trượng phu này là dân cờ bạc. Trong quán hắn đánh bạc thua sạch cả gia sản, lại đem thể tử của mình gán cho người khác, theo nghĩa của tam cương làm thê tử liệu có nên tiếp tục tuyệt đối phục tùng trượng phu, cam tâm tình nguyện đi theo người đàn ông khác hay không?

- Chuyện này ….

Học viên do dự một hồi liền đáp:

- Theo giáo nghĩa tam cương nên là như vậy.

Vương Phác lại nói:

- Nếu làm phụ thân không làm gương được, nếu người phụ thân này là tên ác ôn. Bởi vì uống nhiều rượu mà cuồng tín phát điên, nếu không phân biệt được đánh chết con trai, theo nghĩa của tam cương, làm còn có nên tiếp tục phải tuyệt đối phục tùng phụ thân, không được phản lại, không được phản kháng, để mặc phụ thân đánh chết không?

- Chuyện này ….

- Nếu làm quân vương không thể làm gương. Nếu quân vương này là một tên bạo quân. Bởi vì tham luyến sắc đẹp mà bắt hết mỹ nữ thiên hạ vào trong cung. Theo nghĩa của tam cương, làm thần tử có nên vẫn tiếp tục tuyệt đối phục tùng quân vương, thực sự đem toàn bộ mỹ nữ thiên hạ nhốt vào trong cung không?

Học viên không phản bác được lời nào.

Có một vị giáo tập cuối cùng không nhịn được nữa, đứng dậy phản bác:

- Vương gia, dù tại hạ cũng phản đối tam cương ngũ thường, nhưng đối với sự xuyên tạc của Vương gia lại không dám gật bừa.

- Hả?

Vương Phác lạnh lùng nói.

- Không biết tiên sinh có cao kiến gì không?

Giáo viên đáp:

- Tam cương ngũ thường mà Chu Tử đề xướng, tinh túy của nó là ở chỗ giáo hóa, tức là đề xướng cho nhân thế theo giáo nghĩa mà làm, mà không có bất kỳ ý cưỡng chế nào. Mặt khác, tam cương ngũ thường, giáo nghĩa của nó là bam hàm cả hai phương diện, một là giáo hóa thần tử, con trai và thê tử, nhưng về phương diện kháclại không phải là giáo hóa quân vương, phụ thân và trượng phu sao?

- Không, tiên sinh đã sai rồi!

Vương Phác nghiêm nghị nói.

- Nguyên nghĩa của tam cương có lẽ chính như tiên sinh đã nói, nhưng tình hình thực tế thì lại không phải như vậy! Hiện thực là giáo nghĩa tam cương chỉ có sức ràng buộc thê tử, nhi tử và thần tử, đã trở thành công cụ của trượng phu, phụ thân và quân vương duy trì uy quyền của mình!

Giáo viên liền nói:

- Không thể nói như vậy được ….

- Sao lại không thể nói như vậy được?

Vương Phác mỉa mai nói.

- Nếu thê tử không tòng trượng phu tức là bất nghĩa. Nếu nhi tử không tòng phụ thân tức là bất hiếu. Nếu thần tử không tòng quân vương tức là bất trung. Nhưng nếu trượng phu oan uổng thê tử thì sao? Nếu phụ thân oan uổng nhi tử thì sao? Nếu quân vương oan uổng thần tử thì sao? Là bất trung, bất hiếu hay là bất nghĩa? Không, đều không phải, dù là thê tử, nhi tử, thần tử đều chết nhục, chết oan. Theo giáo nghĩa tam cương, làm trượng phu, phụ thân và quân vương cũng không thể biết rơi vào bất kỳ tên tuổi nào, càng không thể chịu bất kỳ hành phạt nào! Vị tiên sinh này, bổn vương nói có đúng không?

Giáo viên chau mày nói:

- Đây đúng là sự thực, nhưng ….

- Không có nhưng nhị gì hết!

Vương Phác vung tay lên, cất cao giọng nói.

- Dù là quân vương hay thần tử, dù là phụ thân hay nhi tử, dù là trượng phu hay thê tử, đúng là đúng, mà sai là sai! Đúng chính là đúng, thì nên ủng hộ. Sai chính là sai, thì nên chịu trừng phạt! Cho nên, giáo nghĩa tam cương hoàn toàn chính là nói linh tinh. Nó căn bản không xứng đáng trở thành tiêu chuẩn bình phẩm đạo đức thế tục. Tiêu chuẩn bình phẩm đạo đức thế tục chỉ có cũng chỉ có thể có một, đó chính là luật Đại Minh!

- Dù là quân vương, phụ thân hay trượng phu, ai xúc phạm tới luật Đại Minh thì đều chịu sự trừng phạt! Thê tử không cần phải tuyệt đối phục tùng trượng phu, nhi tử cũng không cần tuyệt đối phục tùng phụ thân, thần tử cùng không cần tuyệt đối phục tùng quân vương. Song, tất cả mọi người đều phải tuyệt đối phục tùng luật Đại Minh!

- Vương tử phạm pháp cùng tội với thứ dân. Trước luật Đại Minh, giữa con người với con người đều bình đẳng! Cho dù hôm nay Vạn tuế gia giết chết người, Vạn tuế gia cũng phải đền mạng cho người khác!

Long trời lở đất!

Câu nói này của Vương Phác giống như tảng đá khổng lồ ném xuống hồ nước yên tĩnh, bỗng chốc nổi lên làn sóng lớn, giáo viên của đại học Dương Minh bỗng chốc bắt đầu xì xào bàn tán.

- Ngạc nhiên không?

Vương Phác lớn tiếng nói.

- Hoàn toàn không phải ngạc nghiên. Trên thế giới này quyền uy chí cao vô thượng chỉ có một. Quyền uy này không phải là bổn vương, không phải Nội các, cũng không phải Vạn tuế gia, nó chính là luật Đại Minh! Luật Đại Minh là thần thánh không dễ xâm phạm, nếu ai xúc phạm luật Đại Minh, người đó sẽ bị trừng phạt!

Những lời này của Vương Phác quả thực chính là lời tuyên chiến với hoàng quyền cũ!

Ý của Vương Phác chính là muốn xây dựng địa vị thần thánh của luật Đại Minh trong lòng giáo viên đại học Dương Minh. Sau khi luật Đại Minh đã vượt qua hoàng quyền trong lòng những học viên này, sau khi nhưng học viên này dần trưởng thành là lực lượng trung kiên trên diễn đài chính trị Đại Minh, quân chủ lập hiến mới biến thành nước chảy vào sông. Khi đó hoàng quyền sẽ bị mất quyền lực hoàn toàn, hơn nữa hình thức lập hiến cũng sẽ bị biến mất.

Luật Đại Minh chính là hiến pháp của đế quốc Đại Minh. Chỉ có xác định được tính thần thánh của hiến pháp, thể chế chính trị của đế quốc Đại Minh mới không thể xuất hiện lặp lại sau khi Vương Phác chết, thể chế quân chủ lập hiến mới có thể tiếp tục tan dã.

Vương Phác vung tay lên, cao giọng nói:

- Bắt đầu từ bây giờ, luật Đại Minh chính là môn bắt buộc của các học viện đại học Dương Minh. Nếu ai không học xong luật Đại Minh thì không được tốt nghiệp!

Một câu của Vương Phác, luật Đại Minh làm môn tư tưởng chính trị bắt buộc của toàn bộ ngành học đại học Dương Minh liền được xác định.

- Bây giờ lại nói đến ngũ thường.

Vương Phác lại nói.

- Cũng chính là nhân nghĩa lễ trí tín, ai có thể giải thích được nào? Nhân nghĩa lễ trí tín có nghĩa là gì?

Lúc này có một học viên đứng lên trả lời.

- Người nhân nghĩa, cũng bình thường, phàm thì không thể chỉ nghĩ đến mình, phần lớn là đặt mình vào địa vị của người khác mà nghĩ, thay người khác mà suy nghĩ, làm việc vì người ta vì mình, tức là nhân. Nói một cách đơn giản, người được yêu mến tức là nhân.

- Nghĩa, khi người khác gặp nạn ra tay cứu giúp, cứu người tức là nghĩa.

- Lễ, con người thường có khúc cong, mình khom lưng là cao nhân, đối với họ tức là có lễ. Vì vậy kính người tức là lễ.

- Trí, biết được mọi việc thường ngày, thấu hiểu đạo lý trong cuộc sống thường ngày, gọi là trí.

- Tín, lời nói của con người. Nói mà có niềm tin tức là tín.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.