Thiết Huyết Đại Minh

Chương 166: Mang xuống, chém bên đường (2)




Ánh mắt của Vương Phác bỗng nhiên chuyển hướng sang Ngụy Đại Bản, mỉm cười nói:

- Ngụy đại nhân.

Ngụy Đại Bản khẩn trương ôm quyền thi lễ:

- Có hạ quan.

Vương Phác nói:

- Việc đo đạc, phân phối ruộng cạn, ruộc nước thuộc các Vệ Sở Bảo phải làm phiền ngài rồi.

Ngụy Đại Bản nói:

- Đây là việc trong nhiệm vụ của hạ quan, hạ quan dĩ nhiên sẽ tận tâm tận lực.

- Ha ha.

Vương Phác cười to, ngồi xuống nói:

- Nên giết đã giết, nên bắt đã bắt, nhưng tiệc rượu này thì không thể lãng phí được. Nào, Trương công công, Ngụy đại nhân, chúng ta tiếp tục uống.

Bắc Kinh, Tử Cấm thành.

Giữa Kiến Cực điện và Càn Thanh cung có môn đạo, tên là Vân Đài Môn, đây là bình đài trứ danh, Hoàng đế triều Đại Minh vẫn có chế độ triệu kiến các đại thần thương nghị ở bình đài. Sùng Trinh Đế từng hai lần triệu kiến Viên Sùng Hoán ở nơi này. Câu mạnh miệng “Năm năm bình Liêu” của Viên Sùng Hoán chính là xuất ra từ nơi này.

Lúc ấy Sùng Trinh Đế vừa mới đăng cơ, chỉ là một thanh niên trẻ tuổi mười tám tuổi, sau khi nghe xong câu nói mạnh mẽ đấy đích thật là nhiệt huyết bị kích động, lập tức bổ nhiệm Viên Sùng Hoán làm Đốc sư Kế Liêu kiêm Binh Bộ Thượng Thư, lại ban thương Thượng Phương bảo kiếm, có quyền lực tiền trảm hậu tấu đối với quan viên địa phương, quyền sinh sát trong tay cực lớn.

Đáng tiếc chính là, Viên Sùng Hoán cuối cùng cũng không thể bình Liêu trong vòng năm năm, ngược lại còn tự chủ trương giết Tổng binh trấn Đông Giang Mao Văn Long, sau khi Kiến Nô không còn lo lắng gì nữa năm sau đã phá quan xâm nhập, Viên Sùng Hoán khuyết thiếu năng lực chỉ huy quân sự liên tiếp chỉ huy quân sự sai lầm, khiến đại quân Kiến Nô thẳng tiến đến kinh kỳ, gây nên một chấn động cực lớn đối với Sùng Trinh Đế trẻ tuổi và dân chúng kinh sư, cuối cùng tự gây ra họa sát thân cho bản thân.

Công bằng mà nói, Viên Sùng Hoán là một nho sinh phong kiến được hun đúc thâm sâu Nho gia Lý học, tư tưởng trung quân trong đầu ông ta sớm đã thâm căn cố đế, ông ta không bao giờ có suy nghĩ không gánh vách trách nhiệm của thần tử Đại Minh để mà chủ động đầu nhập vào Kiến Nô làm nô tài, Viên Sùng Hoán cũng không phải là một quân phiệt tự trọng nắm binh, nếu Viên Sùng Hoán thật sự muốn làm quân phiệt nắm giữ trọng binh, Sùng Trinh Đế muốn giết ông ta cũng không dễ dàng như vậy, ông ta cũng sẽ không ở trong lao ngục mà khuyên Tổ Đại Thọ hồi cứu kinh sư.

Viên Sùng Hoán cũng được coi là một trung thần có nhận thức, bi ai của ông ta ở chỗ ông ta chỉ gánh vác được trăm cân năng lực, lại không biết lượng sức gánh vác trọng trách ngàn cân, cuối cùng bị đè sập, sở sĩ ông ta được một số “Nhà sử học” cổ xúy gọi là anh hùng dân tộc, nhân từ, trí tuệ, đại dũng, đại liêm, thật ra là bởi vì kết cục của ông ta quá thảm, đáng để thông cảm chứ không gì hơn.

Sùng Trinh Đế lại muốn triệu đại thần đến Bình đài, lần này là Tôn Truyền Đình.

Sùng Trinh Đế nhìn Tôn Truyền Đình ngồi trước mặt mình, tâm tình hết sức phức tạp, ông ta cùng lúc hy vọng Tôn Truyền Đình có thể ngăn cơn sóng dữ đánh lui Kiến Nô ngoài thành Bắc Kinh, nhưng về phương diện khác nếu Tôn Truyền Đình thực sự đánh lui Kiến Nô, như vậy Sùng Trinh Đế lúc trước ủng hộ Dương Tự Xương bắt Tôn Truyền Đình vào đại lao chẳng phải là sai lầm rồi sao?

Sùng Trinh Đế hỏi:

- Tôn ái khanh, hai mươi vạn Kiến Nô tập hợp dưới thành Bắc Kinh, thế cục nguy như chồng trứng, không biết ái khanh có thể có thượng sách gì để đánh tan Kiến Nô không?

Tôn Truyền Đình tràn đầy tự tin nói:

- Vạn tuế, Kiến Nô mặc dù có hai mươi vạn, nhưng thần nghĩ nhiều nhất cũng chỉ có mười vạn, nếu Kiến Nô giống như lần trước phá quan xâm nhập vào đánh cướp, muốn bắt người cướp của ở Trung Nguyên, thần chưa chắc đã làm gì được chúng, nhưng nếu Kiến Nô không biết tự lượng sức mình muốn cường công Bắc Kinh, thần lại vô cùng nắm chắc có thể khiến chúng thất bại quay về!

Binh bộ tả Thị lang Nghê Nguyên Lộ hỏi:

- Sao Tôn đại nhân lại dám khẳng định Kiến Nô nhiều nhất chỉ có mười vạn người?

Tôn Truyền Đình nói:

- Kiến Nô chẳng qua chỉ là một bộ tộc dã nhân ở Liêu Đông, nhân khẩu chỉ hơn hai mươi vạn, hơn nữa mấy năm liên tục chinh chiến, tráng đinh trong tộc tối đã cũng chỉ có năm sáu vạn người, hơn nữa cái gọi là Bát Kỳ Quân Hán, và Bát Kỳ Mông Cổ tối đã cũng chỉ 15~16 vạn người, một chiến dịch tại Đại Đồng, Vương Tổng Binh trảm thủ hơn bốn vạn, bởi vậy có thể kết luận, Kiến Nô ngoài thành Bắc Kinh tối đã cũng chỉ có khoảng mười vạn.

Quần thần nghe được liên tục gật đầu, lời nói của Tôn Truyền Đình có lý có cứ, ít nhất nghe rất thuyết phục.

Sùng Trinh Đế nói:

- Cho dù là Kiến Nô chỉ có mười vạn, vậy cũng không phải là nhỏ, ái khanh còn chưa nói kế sách đầy lùi quân địch đấy.

Tôn Truyền Đình nói:

- Kế sách đẩy lùi quân địch của thần rất đơn giản, tất cả dân chúng, súc vật, lương thực các huyện, các phủ kinh sư đều rút vào trong thành, luỹ cao hào sâu không cùng chiến, đợi thời tiết ấm áp, lương thảo Kiến Nô tiêu hao hầu như không còn, không chiến là có thể làm chúng lui binh rồi.

Trần Tân Giáp nói:

- Nếu Kiến Nô cường công thì sao?

Tôn Truyền Đình nói:

- Kiến Nô dám cường công chính là tự mình đi tìm chết, hai trăm khẩu Hồng Di đại pháo trên thành Bắc Kinh cũng không phải ngồi không.

Chu Diên Nho nói:

- Nếu Kiến Nô noi theo chiến dịch Đại Đồng đào đất cho nổ thành thì nên làm gì bây giờ?

Tôn Truyền Đình nói:

- Kiến Nô có thể làm nổ tung thành Đại Đồng là vì quân coi giữ Đại Đồng trước đó đã thiếu sự phòng bị, mà cuộc chiến bảo vệ Bắc Kinh chúng ta đã chuẩn bị trước, sao có thể để Kiến Nô thực hiện được? Lui một bước mà nói, cho dù Kiến Nô thật sự làm nổ tung tường thành thì sao nào, chỉ cần có Hồng Di đại pháo canh giữ, Kiến Nô vẫn không thể vào được thành đấy.

Qua sự phân tích thông suốt của Tôn Truyền Đình, Sùng Trinh Đế và nhất ban đại thần rốt cục yên lòng.

Tâm tư của Sùng Trinh Đế rất nhanh liền chuyển tới quốc sách lâu dài sau khi đánh lui Kiến Nô, hỏi tiếp:

- Tôn ái khanh, sau khi Kiến Nô lui binh thì nên làm thế nào?

Tôn Truyền Đình sắp xếp lại một chút suy nghĩ trong đầu, vẻ mặt nghiêm túc nói:

- Vạn Tuế, thần nghĩ việc cấp bách là khôi phục Vạn Lịch tân chính, chỉ có khôi phục Vạn Lịch tân chính ngân khố quốc gia mới có thể tràn đầy. Chỉ có ngân khố quốc gia tràn đầy rồi, mới có đầy đủ tiền lương biên luyện lính mới, mới có thể dẹp yên Liêu sự, tiêu diệt Lưu tặc.

Cái gọi là Vạn Lịch tân chính chính là chỉ năm Vạn Lịch một đạo cải cách do Nội các Thủ phụ Trương Cư Chính lãnh đạo, lần cải cách này bao hàm cải cách lại trị (tác phong và uy tín của quan lại thời xưa), thi hành kỳ thi luật cũ, đo đạc thổ địa, thanh lý vương công hoàng thân, những sĩ lâm cường hào giấu diếm trang ấp cũng thi hành thu thuế theo mẫu chinh ngân một điều tiên pháp.

Đại Minh từ khi lập quốc tới này, hoàng thân quốc thích không phải nộp thuế đấy, sĩ lâm chư sinh trúng tú tài, mặc kệ có trúng cử hay không, có làm quan hay không, điền sản, ruộng đất cũng không phải nộp thuế ruộng cho quốc gia đấy, đến giữa năm Sùng Trinh triều Đại Minh tổng sở hữu 20 vạn hoàng thân quốc thích cùng với gần trăm vạn sĩ lâm chư sinh.

Có thể làm một phép tính đơn giản, nếu chia đều từng hoàng thân quốc thích có điền trang một ngàn mẫu, gần 20 vạn hoàng thân quốc thích sẽ có điền trang 200 triệu mẫu; nếu chia đều từng sĩ lâm chư sinh có được điền trang một trăm mẫu, triệu sĩ lâm chư sinh đã có được điền trang một trăm triệu mẫu, hai loại đã tăng lên điền trang ba trăm triệu mẫu, mà thổ địa toàn bộ triều Đại Minh cũng chỉ có hơn tám trăm triệu mẫu.

Hai tập đoàn đặc quyền khổng lồ này chiếm một lượng lớn thổ địa của cả nước, khiến cho thuế ngân trong ngân khố quốc gia bị xói mòn vô cùng lớn.

Sau Vạn Lịch, triều Đại Minh gặp thiên tai không ngừng, thảm họa chiến tranh liên miên, đến nỗi ngân khố quốc gia hư không, thu không đủ bù chi, triều đình vừa phải dụng binh với Kiến Nô, vừa phải trấn áp Lưu tặc, bất đắc dĩ chỉ có thể tăng thuế, đương nhiên tăng thuế chỉ có thể đổ lên đầu dân chúng bình thường. Lúc này một chuyện hoang đường đã xuất hiện, rất nhiều bách tính nhiều địa phương vất vả một năm rõ ràng không đủ để nộp thuế, bọn họ còn phải bồi thường tiền bằng ruộng đất trồng trọt!

Một lượng dân chúng có ruộng đất không chịu nổi gánh nặng, chỉ có thể bán thổ địa của mình cho những tập đoàn đặc quyền không phải nộp thuế ruộng để nộp thuế, sau đó để họ làm tá điền, bởi vì số lượng giao nộp cho địa chủ còn thấp hơn rất nhiều so với số phải nộp cho quốc gia, dân chúng muốn trồng trọt cho quốc gia chỉ có thể chết đói, nhưng trồng trọt cho địa chủ vẫn còn có miếng cơm ăn.

Điều này tạo thành một loại tuần hoàn ác tính, tập đoàn dặc quyền càng ngày càng có lượng thổ địa lớn, dân chúng bình thường thì càng ngày càng có ít thổ địa, kết quả tạo nên ngân khố quốc gia thu vào tiến thêm một bước thu nhỏ lại, đã tạo nên một bước chuyển biến xấu cho tình trạng tài chính của triều Đại Minh, triều đình bức bách bất đắc dĩ, đành phải tiếp tục tăng thuế, đám dân chúng vì nộp thuế cũng chỉ có thể tiếp tục bán đất...

Cứ vòng đi vòng lại như thế, tới năm Sùng Trinh thứ mười lăm, hơn phân nửa thổ địa của cả nước đã rơi vào danh nghĩa của hai tập đoàn đặc quyền, thuế đất của vương triều Đại Minh so với lúc kiến quốc đã giảm thiếu gần ba phần tư, với tình trạng tài chính cạn kiệt như thế, lại phải duy trì hoạt động của cơ cấu quan liêu khổng lồ, phải cung cấp nuôi dưỡng gần 20 vạn hoàng thân quốc thích, còn phải chống lại Kiến Nô, chống lại Lưu tặc, nếu Sùng Trinh Đế không phá sản vậy đúng là đã gặp quỷ rồi.

Nhìn mấu chốt xảy ra vấn đề, không chỉ một Tôn Truyền Đình, nhưng vẫn không ai nguyện ý đề xuất.

Sùng Trinh Đế không phải là không muốn khôi phục lại Vạn Lịch tân chính, nhưng gần như không ai ủng hộ ông ta, vì sao các đại thần không ủng hộ Trinh Đế? Nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì những đại thần này cũng đều là người trong sĩ lâm, sử dụng một câu thuật ngữ hiện đại, những người này đều là người thu được lợi ích, họ sao có thể chịu đồng ý cơ chứ?

Cho nên, khi Sùng Trinh Đế đề xuất muốn khôi phục Vạn Lịch tân chính, Sùng Trinh Đế tuy rằng ở mặt ngoài lãnh đạm không cảm xúc, nhưng trong lòng vẫn rất kích động đấy, Sùng Trinh Đế vẫn luôn muốn khôi phục Vạn Lịch tân chính, lại bất hạnh không có người để dùng, hiện tại Tôn Truyền Đình đề nghị, Sùng Trinh Đế cũng rốt cục có người để dùng rồi.

Nhưng rất nhanh, Sùng Trinh Đế và Tôn Truyền Đình đã bị đổ một chậu nước lạnh vào đầu.

- Vạn tuế, Vạn Lịch tân chính không thể thi hành được, nếu không chắc chắn thiên hạ đại loạn.

- Vạn tuế, Vạn Lịch tân chính ấn mẫu trưng ngân, đối đãi hoàng thân quốc thích, sĩ lâm quan ngang với dân chúng phố phường bình thường, thật sự là nhục nhã.

- Vạn tuế, nhìn chung các triều đại đổi thay, sĩ lâm chư sinh cho tới bây giờ không phải nộp lương thực, nếu triều Đại Minh ta khơi dòng đầu tiên, chẳng phải khiến lòng của người đọc sách trong thiên hạ lạnh giá sao?

Chu Diên Nho cầm đầu đám đại thần phản đối, kiên quyết chống lại Vạn Lịch tân chính.

Cải cách tân chính Năm Long Khánh – Vạn Lịch có thể được thi hành là vì có những danh thần như Từ Giai, Cao Củng, Trương Cư Chính, Hải Thụy và nhất ban giàu có nhìn xa hiểu rộng, nhưng Sùng Trinh Đế có người nào đâu? Ngoại trừ Tôn Truyền Đình thân mang tội, còn có ai thật sự suy xét thay triều đình, phân ưu cho Sùng Trinh Đế cơ chứ?

Cái gọi là nhiều người tức giận khó phạm, Sùng Trinh Đế cũng chỉ có thể lui mà cầu bước tiếp theo. Cất nhắc Tôn Truyền Đình làm Thái tử Thiếu sư, kiêm hàm Binh bộ Thị Lang, Tả Thiêm Đốc sư Đô ngự sử, Tổng đốc quân vụ năm tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây, Kinh Sư, Sơn Đông, Hà Nam, về phần thi hành việc cải cách, cũng chỉ có thể đợi sau khi Kiến Nô lui bình thì mới tiếp tục nghĩ biện pháp.

Thiểm Tây, Mễ Chi.

Lưu Tông Mẫn đang ôm hai nữ nhân uống rượu ở trong lều, nghĩa tử kiêm tâm phúc số một của y là Lưu Thành bỗng tiến vào trong trướng bẩm:

- Nghĩa phụ, Lý Nham đi rồi.

Lưu Tông Mẫn biến đổi sắc mặt, đẩy nữ nhân trong lòng ra, trầm giọng hỏi:

- Đi thật rồi sao?

Lưu Thành nói:

- Đi thật rồi ạ.

Lưu Tông Mẫn nói:

- Mang đi bao nhiêu nhân mã?

Lưu Thành nói:

- Chỉ mang đi năm trăm kỵ binh, tuy nhiên...

- Tuy nhiên thế nào?

- Tuy nhiên Lý Hổ, Lý Huyền còn có Kinh Mậu Thành đều đi theo Lý Nham đi rồi.

- Mấy người này đi rồi càng tốt.

Lưu Tông Mẫn nói:

- Dù sao không một lòng theo chúng ta, giữ lại chỉ vướng tay vướng chân, tuy nhiên Lý Nham này nói đi là đi, bỏ lại hơn hai vạn tinh binh còn có tám ngàn kỵ binh, không ngờ y lại tuyệt tình như thế, khí độ này, quyết đoán này, thật tốt, lão Lưu ta đây thật sự khâm phục y.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.