Ta Sống Lại Sau Khi Ở Góa

Chương 70




Trần Đình Giám vẫn đang trò chuyện với Cảnh Thuận đế, Trần Bá Tông, Trần Kính Tông lui ra khỏi Ngự Thư phòng trước.

Hoàng cung không phải là nơi nói chuyện tâm tình, cho dù Trần Bá Tông có rất nhiều điều muốn hỏi đệ đệ mình thì cũng chỉ có thể tạm thời chịu đựng.

Sau khi đi được một lúc, Trần Kính Tông nói với hắn ta trước: "Ta vừa tiếp nhận công vụ ở Đại Hưng Tả Vệ, tí nữa ta sẽ chuyển qua đó luôn, về phần mẫu thân, nhờ ngươi chuyển lời giúp ta."

Trần Bá Tông: "Vội vàng như vậy sao, cứ nhất quyết phải đi lúc nửa đêm? Tối nay về nhà trước đi, phụ thân nhất định có chuyện muốn hỏi ngươi."

Trần Kính Tông: "Ta không có gì để nói với ông ấy, thôi được rồi, lát nữa Phú Quý sẽ quay lại thu dọn đồ đạc cho ta, tôi sẽ nhờ hắn thông báo cho mẫu thân một tiếng luôn." Nói xong, Trần Kính Tông vội vã đi.

Tốc độ của một quan võ không phải là thứ mà Trần Bá Tông có thể đuổi kịp, trừ khi hắn ta cũng có dáng vẻ hùng dũng hiên ngang như đệ đệ mình, tuy nhiên, là một quan văn, hắn ta phải từ tốn thong thả trừ khi gặp việc gấp.

Trần Bá Tông chỉ có thể nhìn đệ đệ mình ngày càng đi xa hơn.

Trần Đình Giám trở lại Nội Các, thực sự đã bận rộn cả buổi sáng, nhưng dù bận rộn đến đâu, ông ta vẫn giữ chức vụ thái sư của thái tử.

Vào buổi chiều, Trần Đình Giám mất nửa giờ để đến Đông Cung dạy bảo Thái tử.

Đây cũng là lần đầu tiên Trần Đình Giám gặp riêng Thái tử sau khi hồi kinh.

Thái tử nghiêm túc ngồi ở học đường trong Đông Cung, khi nhìn thấy Trần Đình Giám, cậu bé lịch sự đứng dậy và hành lễ: "Đệ tử kính chào tiên sinh."

Trần Đình Giám lộ ra vẻ vui mừng nhẹ nhõm, ông ta cảm thấy Thái tử trong cung hiểu chuyện hơn nhiều so với thằng nhi tử thứ tư của ông ta khi còn nhỏ.

Trần Đình Giám có ba nhi tử, trước kia họ đều học tập ở Tổ trạch ở Lăng Châu nên ông ta không thể đích thân giám sát họ. Đợi đến khi địa vị của ông ta ở kinh thành đã ổn định hơn, có thể mua một Đại trạch để có thể đón mọi người trong gia tộc vào ở, khi ông ta đón mẫu thân, thể tử, nhi tử, huynh đệ về, Lão tam đã tám tuổi rồi, chỉ có lão Tứ vừa tròn ba tuổi, lần đầu tiên ông dạy dỗ nhi tử, thằng bé cũng bằng tuổi Thái tử bây giờ, vì vậy Trần Đình Giám theo thói quen so sánh biểu hiện của Thái tử với nhi tử của mình.

Trần Đình Giám luôn cảm thấy, trong bốn nhi tử của mình, mệnh của Lão tứ là tốt nhất, từ nhỏ đã có thể có ông ta ở bên, được ông ta đích thân dạy dỗ từ nhỏ, ba người ca ca của hắn chỉ có thể tiếc nuối vì đã lỡ mất vài năm.

Cũng chính vì điều này mà Trần Đình Giám luôn tin rằng nhi tử thứ tư được ông ta dạy dỗ và hướng dẫn nhiều nhất nên nhất định sẽ trở thành người tài giỏi nhất trong số các nhi tử của ông ta!

Trần Đình Giám đã dồn hết tình thương của người phụ thân mà ông ta không thể cho ba nhi tử đầu tiên cho nhi tử thứ tư!

Làm sao ông ta có thể ngờ rằng ba nhi tử mình chưa từng đích thân dạy dỗ đều thông minh, nhã nhặn và lễ độ, người là tú tài, người là cử nhân, danh vọng, tiền đồ xán lạn nhưng nhi tử thứ tư lại nổi loạn, càng ngày càng ghét học hành, ngày ngày đảo loạn trời đất, bảo hạ nhân trông chừng hắn cũng vô dụng, khi thì trèo tường, khi thì chui lỗ chó, Lão tứ lúc nào cũng có thể chui ra ngoài, trời chưa tối thì nhất quyết không về nhà!

Ban ngày Trần Đình Giám phải lo việc chính sự, buổi tối trở về nhà đều bị nhi tử làm cho sức cùng lực kiệt, thê tử của ông cũng quá cưng chiều Lão tứ, không nỡ nghiêm khắc dạy dỗ, sau này Trần Đình Giám chỉ có thể từ bỏ, để Lão tứ đi luyện võ.

Sau khi Lão tứ và Võ sư quay về Tổ trạch, không đến vài năm, Trần Đình Giám bắt đầu làm Thái sư cho Thái tử.

Lần đầu tiên nhìn thấy Thái tử, khi đó cậu bé ba tuổi, Trần Đình Giám dường như nhìn thấy khi Lão tứ mới vào kinh lúc ba tuổi.

Khi đó, Trần Đình Giám đã thầm thề rằng ông ta nhất định phải dạy dỗ Thái tử thật tốt, không được để Thái tử tử trở thành Lão tứ thứ hai.

Lúc này, hành vi lễ phép của Thái tử cũng chứng minh, không phải phương pháp dạy dỗ của ông ta có vấn đề, mà là Lão tứ ngỗ ngược, bướng bỉnh!

Sau khi trả lễ, Trần Đình Giám ngồi xuống, vuốt vuốt chòm râu, sau đó hỏi Thái tử về tiến độ bài học trước.

Dù sao cũng là hội ngộ sau một khoảng thời gian dài, nên khi nhìn thấy Trần Đình Giám, Thái tử cảm thấy rất mới mẻ, vì vậy cậu bé nghiêm túc trả lời từng câu hỏi.

Buổi học hôm nay là ôn lại những gì đã học, quan hệ sư đồ hòa hợp, Trần Đình Giám lấy từ trong hộp sách mà ông ta mang theo ra hai cuốn sách được đóng bìa cẩn thận, cười dịu dàng với Thái tử: "Đây là bộ sách do ta biên soạn khi còn ở Lăng Châu, cuốn sách tên là "Đế Giám đồ thư", nay tặng cho Điện hạ, hi vọng Điện hạ thích."

Thái tử đi tới, cầm lấy cuốn sách, đưa cho thái giám Đại Bàn bên cạnh cầm một quyển, thằng bé mở quyển trên cùng ta xem. Xem một lúc mắt Thái tử sáng lên!

Trần Đình Giám nói: "Bắt đầu từ ngày mai, mỗi ngày thần sẽ chỉ dẫn Điện hạ những việc mà bậc Đế Vương nên làm."

Thái tử rất vui vẻ, trong lúc vui mừng cũng không khỏi dè dặt hỏi han một cách quan tâm: "Ta nghe tỉ tỉ nói khi ở Lăng Châu tiên sinh đã bị bệnh, may mắn được Lý đại phu cứu chữa mới có thể chuyển nguy thành an, không biết hiện tại tiên sinh đã hoàn toàn bình phục chưa?"

Nụ cười trên khóe môi Trần Đình Giám hơi cứng ngắc, may mà bị râu che lại: "Đa tạ Điện hạ lo lắng, hiện tại thần đã không sao rồi."

Thái tử: "Vậy thì tốt. Tiên sinh, người phải chăm sóc tốt cho cơ thể của mình, chuyện trong Nội Các rất mong người có thể phân ưu cùng Phụ hoàng."

Trần Đình Giám gật đầu, hành lễ rồi rời đi.

Thái tử nghỉ ngơi một lát, đi học võ công khoảng nửa tiếng, sau đó cầm hai quyển "Đế Giám đồ thư" đến Tê Phượng điện tìm tỷ tỷ. Vào giữa mùa hè, Hoa Dương nhìn thấy đệ đệ mình dọc đường đổ mồ hôi đầm đìa, khuôn mặt nhỏ nhắn đỏ bừng vì luyện võ, nên nàng nhờ Triều Vân và Triều Nguyệt lấy nước lau mặt cho đệ đệ trước.

Trong lúc Thái tử rửa mặt, Hoa Dương lật giở quyển sách đệ đệ mang tới.

Kiếp trước nàng đã nhìn thấy bộ sách "Đế Giám đồ thư" này, cũng là do đệ đệ mang đến, nhưng trước khi đệ đệ khoe khoang về bộ sách này, nàng thực sự không biết rằng công công đã biên soạn bộ sách này khi ông ấy đang chịu tang.

Phần thượng của "Đế Giám đồ thư" hội tụ tám mươi mốt sự tích truyền kì của hai mươi ba vị Hoàng đế trong lịch sử, phần hạ liệt kê ba mươi sáu việc làm xấu của hai mươi tên hôn quân.

Công công đã sử dụng những từ ngữ ngắn gọn và dễ hiểu, đồng thời khéo léo ghép một bức tranh đơn giản cho mỗi hành động, với những nét chữ sinh động và thú vị.

Đệ đệ, Phụ hoàng rất thích bộ sách này, nên sai người in ấn rộng rãi, Hoa Dương cũng sưu tập một bộ.

"Tỷ tỷ, Trần Các lão cho tỷ xem qua bộ sách này chưa?"

Thu dọn xong, Thái tử ngồi bên cạnh Hoa Dương, hưng phấn nói, hắn thích những bức tranh vẽ kia, thú vị hơn nhiều so với những cuốn sách toàn chữ.

Hoa Dương cười nói: "Bộ sách này là Các lão đặc biệt cho đệ đệ ta, ta chưa từng thấy qua."

Thái tử vô cùng yêu thích món quà mới có được.

Hoa Dương xem cùng đệ đệ, nhìn thấy những bức chân dung hoàng đế và quần thần sống động đó, Hoa Dương nhớ lại: "Năm ngoái, vào sinh nhật của Phò mã quà mừng của Trần Bá Tông và Trần Hiếu Tông đều là thư pháp và tranh vẽ. Bây giờ, nhìn thấy bức vẽ của Trần Các lão ta mới hiểu thiên phú của hai vị huynh trưởng là từ đâu mà có."

Thái tử thường đọc từng chữ Trần Đình Giám viết, cậu bé nghe thấy tỉ tỉ nói bèn hỏi: "Các lão có tặng quà cho Phò mã vào ngày sinh nhật của hắn không?"

Trước đây, Trần Đình Giám sẽ tặng quà cho cậu bé vào ngày sinh nhật nó.

Hoa Dương: "Các lão đã không còn tặng quà cho nhi tử từ lâu rồi, Trần Các lão luôn là một người phụ thân rất nghiêm khắc. Từ lúc Phò mã và các huynh đệ của hắn lên mười tuổi, trong nhà sẽ không đặc biệt tổ chức sinh nhật cho bọn họ nữa."

Thái tử hiểu ra, lại nhìn quyển sách trong tay, thầm nghĩ: "Không biết ông ấy biên soạn quyển sách này mất bao lâu".

Hoa Dương: "Chuyện này, tỷ tỷ cũng không rõ, ước chừng cũng khoảng một năm, đều là Các lão có tâm, mùa đông ở Lăng Châu lạnh lẽo ẩm thấp, trong phòng của Trần gia cũng không có Tu Địa Long, tỉ tỉ muốn viết thư cho đệ cũng phải vội vàng viết vào buổi trưa nhân lúc có ánh sáng mặt trời. Đệ có để ý không, vào mùa đông thư của tỷ tỷ gửi vào cung đều rất ngắn, đó không phải là do ta cố tình lười biếng, thật sự là do tay bị đông cứng rồi."

Đầu tiên Thái tử đồng cảm với tỷ tỷ của mình, sau đó hình ảnh Trần Đình Giám vừa thở vào lòng bàn tay vừa cúi đầu tiếp tục biên soạn sách hiện lên trong đầu cậu bé.

Mặc dù Trần Đình Giám nghiêm khắc nhưng ông ấy vẫn rất tốt với cậu bé.

Hoa Dương đột nhiên giúp đệ đệ đóng sách lại, cười nói: "Cất sách đi, sau này đọc, chúng ta đi ăn cơm với mẫu hậu trước đi."

Thái tử lại bưng lễ vật đi Phượng Nghi cung.

Cảnh Thuận Đế cũng ở đó, nhưng ông ta đã đọc trước bộ sách này của Trần Đình Giám rồi, ông ta cũng rất vui khi thấy Thái tử thích nó.

Những người làm hoàng đế đều bị quần thần giục làm minh quân, thật ra khi đã nghe những lời này quá nhiều, hoàng đế nào cũng sẽ chán ngấy, ví dụ như Cảnh Thuận Đế biết làm minh quân sẽ được quần thần khen ngợi. Nhưng mỗi khi tảo triều đều phải tự mình xem một đống tấu chương, không thể nấn ná trong hậu cung, cuộc sống như vậy không thoải mái chút nào. Lại nói, Cảnh Thuận Đế mặc dù không muốn vất vả làm một minh Quân, nhưng lại hy vọng nhi tử của mình lớn lên sẽ làm minh Quân, dù sao cũng là nhi tử chịu khổ, chứ không phải ông ta.

Sau khi nói về bộ sách, Cảnh Thuận Đế nói với nữ nhi của mình: "Buổi sáng Trẫm đã gặp Phò mã, hắn từ bỏ công vụ anh nhàn ở Cẩm Y Vệ, xin Trẫm làm chỉ huy sứ ở Đại Hưng Tả Vệ, hắn nói rằng sẽ huấn luyện binh lính thay Trẫm."

Sợ rằng Thích Hoàng hậu, nữ nhi và nhi tử sẽ không hiểu, Cảnh Thuận Đế cũng giải thích về hoàn cảnh của Đại Hưng Tả Vệ, là Vệ luôn về cuối cùng trong cuộc tỉ thí hàng năm.

Hoa Dương lộ ra vẻ mặt kinh ngạc.

Thực ra, kiếp trước sau khi từ Lăng Châu trở về Kinh thành, Trần Kính Tông cũng tới Đại Hưng Tả Vệ.

Lúc đó tình cảm phu thê của bọn họ không được hòa hợp, phần lớn thời gian, Trần Kính Tông đều ở Vệ Sở của Đại Hưng Tả Vệ, chỉ lúc nghỉ ngơi hoặc những ngày lễ tết, Trần Kính Tông mới về nhà. Thời gian hối hả đi qua, vào tháng năm, năm thứ hai, Phụ hoàng băng hà, tháng sáu Dự Vương tạo phản, Trần Kính Tông theo quân dẹp loạn, một đi không trở về.

Tại sao kiếp trước nàng không đối xử với hắn tốt hơn?

Tức cảnh sinh tình mà cảm thấy bi thương, Hoa Dương ít nhiều vẫn lộ ra một chút cảm xúc.

Thái tử hiểu lầm, hỏi: "Tỷ tỷ lo lắng năm nay Phò mã cũng xếp cuối, khiến tỷ cảm thấy xấu hổ sao?"

Hoa Dương: "..."

Nàng bị suy nghĩ đơn giản của đệ đệ chọc cười, thấy Phụ hoàng, Mẫu hậu cũng hiểu lầm, nàng bèn thuận theo nói: "Thật ra cũng có một chút."

Cảnh Thuận Đế: "Chuyện này đơn giản, mỗi năm, việc chọn binh sĩ tham gia thi đấu cho các Vệ đều do Trẫm chọn ngẫu nhiên từ danh sách các binh sĩ đã đăng ký được trình lên, đến lúc đó, con bảo Phò mã viết tên mười binh sĩ xuất sắc nhất trong Vệ Sở của hắn vào danh sách, Trẫm sẽ âm thầm giúp một tay, cho dù không nằm trong ba Vệ đứng đầu nhưng chắc chắn sẽ không đứng cuối."

Hoa Dương cười nói: "Phụ hoàng đối với nữ nhi thật là tốt, nhưng nữ nhi cũng không muốn làm càn, hơn nữa với tính khí của Phò mã, chàng cũng tuyệt đối sẽ không đồng ý làm như vậy. Quên đi, nếu lão dám xin người công việc này, vậy người cứ để cho hắn đi làm đi, nếu như năm nay lại đứng cuối cùng, thì người xấu hổ chính là hắn, không liên quan gì đến ta."

Cảnh Thuận Đế: "Dựa theo biểu hiện của hắn ở Linh Châu Vệ, Trẫm vẫn rất có lòng tin với hắn."

Thích hoàng hậu thở dài: "Hy vọng Phò mã sẽ không làm chúng ta thất vọng, hắn còn quá trẻ, không thể giữ được bình tình cũng là chuyện dễ hiểu."

Hoa Dương yên lặng gắp thức ăn lên.

Không phải Trần Kính Tông dễ bị kích động, mà hắn thật sự không muốn sống ở Cẩm Y Vệ, hắn thà mạo hiểm bị mọi người giễu cợt, cũng muốn vì triều đình mà làm chút gì đó.

Đến Công chúa là nàng hắn còn không thèm nịnh bợ, thì làm sao lại cam chịu làm nhi tử thứ tư của Trần Các lão, Phò mã của Hoa Dương công chúa trong miệng người khác, vừa phí thời gian, lại không có lợi ích gì?

Tính khí này của hắn còn cứng hơn đá.

Hoa Dương ở trong cung chưa đầy nửa tháng, sáng ngày hai mươi chín tháng sáu, Hoa Dương sai Ngô Nhuận chạy đến Đại Hưng Tả Vệ thông báo với Trần Kính Tông rằng ngày mai nàng sẽ xuất cung, để nhắc nhở Trần Kính Tông nhớ nhập cung thỉnh an Phụ hoàng, Mẫu hậu, thuận tiện đón nàng về Trần gia.

Nàng cũng có thể tự mình quay lại, nhưng nàng chỉ muốn Trần Kính Tông đến đón, điều này mới phù hợp với uy nghiêm của công chúa.

Khi Ngô Nhuận đến Đại Hưng Tả Vệ, Trần Kính Tông đang cởi trần huấn luyện binh lính.

Như Trần Đình Giám đã nói, binh sĩ của kinh thành hai mươi sáu Vệ đều là những nam nhi ưu tú và khỏe mạnh được chọn ra từ khắp nên trên cả nước, ngay cả khi các sĩ quan cấp trên không huấn luyện nghiêm túc, những binh sĩ này vẫn có một nền tảng vững chắc, phóng tầm mắt nhìn những nam nhân khỏe mạnh này, cho dù dưới chân Thiên tử, cũng không có quan viên nào dám nô dịch binh sĩ đi làm những công việc khổ cực, ăn uống cũng phải đầy đủ, vì vậy khiến một số binh sĩ trở nên lười biếng.

Trần Kính Tông không hiểu tại sao chỉ huy sứ tiền nhiệm lại hành động chểnh mảng như vậy, giờ hắn đã đến đây, hắn muốn loại bỏ sự lười biếng của những binh sĩ này.

Sau mười ngày huấn luyện này, những binh sĩ dựa vào một số thân thích có quyền thế đã bị Phò mã gia thu phục sạch sẽ, bọn chúng đều trở nên rất nghe lời.

Mùa hè nóng nực, tất cả binh lính đều cởi bỏ áo ngoài như Trần Kính Tông, họ chỉ mặc một chiếc quần dài, để lộ vai đầm đìa mồ hôi.

Ngô Nhuận, một công công mặt trắng như ngọc đến nơi này, chẳng khác nào cừu chui vào hang sói.

May mắn thay, tất cả binh sĩ đều biết rằng hắn ta là người trong cung đến, nên không ai dám khinh thường hắn ta.

Trần Kính Tông bước ra từ những binh sĩ đang xếp hàng ngay ngắn, dùng roi quất một binh sĩ khác khi hắn ta hành quyền nhưng không đủ sức, sau đó ném roi cho Phú Quý, rồi đi về phía Ngô Nhuận.

Đằng sau hắn là hơn năm vạn tướng sĩ cường tráng, nhưng trước năm vạn tướng sĩ này, Trần Kính Tông vẫn nổi bật giữa đám đông.

Từng hạt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt tuấn tú, khuôn ngực vạm vỡ cùng vòng eo thon nhỏ cũng lấm tấm mồ hôi.

Ngô Nhuận không thể tưởng tượng được Công chúa đã sống với nam nhân này như thế nào, nhưng trong lòng cũng thầm ngưỡng mộ nam nhi có cốt khí như này.

Khi Trần Kính Tông dừng lại và nhìn sang với ánh mắt dò hỏi, Ngô Nhuận hơi cúi đầu và cười nói: "Bẩm Phò mã, nô tài đến đây theo lệnh của Công chúa, Công chúa nói rằng ngày mai người sẽ hồi phủ, cho nên dặn người sáng mai vào cung sớm một chút để thỉnh an Hoàng thượng, Hoàng hậu."

Trần Cảnh Tông mặt không đổi sắc gật đầu: "Ta biết rồi, nói cho Công chúa biết, đêm nay ta sẽ trở về kinh thành."

Ngô Nhuận không còn việc gì khác, cúi đầu và rời đi. Trần Kính Tông tiếp tục quan sát sát binh sĩ.

Một binh sĩ đột nhiên thấy ngứa sau gáy không chịu nổi, lén gãi, ngẩng đầu lên thì thấy Phò mã đang nhìn mình chằm chằm. Binh sĩ đó bất giác nhìn vào cây roi trong tay Phò mã.

Đang lúc hắn ta lo lắng, Phò mã gia sẽ vung roi tới, Phò mã gia cứ thế mà đi khỏi rồi!


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.